Những sai lầm cần tránh khi giao tiếp với bé, Nhiều người lớn cho rằng, trẻ em chưa hiểu chuyện nên mình không cần quá chú tâm vào những mong muốn hay thắc mắc của trẻ. Điều này đã dẫn đến những hệ lụy vô cùng quan trọng trong việc thấu hiểu và tạo sự gắn kết giữa bé và cha mẹ.

Không tập trung vào cuộc nói chuyện với bé
Ngoài những mẩu đối thoại hàng ngày, sẽ có lúc bé muốn cùng bạn thảo luận về một vấn đề quan trọng nào đó.
Do vậy, hãy tập trung để lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời thích hợp. Hãy tắt các thiết bị điện tử và để khoảng không yên lặng, cho con có cơ hội được trò chuyện cùng mình. Bé sẽ rất thây rất hứng thú khi tiếng nói của mình được trân trọng.
Không thu hút sự chú ý từ trẻ
Giao tiếp bằng mắt là cách duy trì kết nối giữa 2 người khi trò chuyện. Vì thế, hãy thể hiện sự hứng khởi qua ánh mắt trước khi bạn mở lời. Như vậy sẽ làm tăng giá trị của lời nói hơn, khiến bé chú tâm vào bạn hơn. Đặc biệt là ghi nhớ câu chuyện hay bài học mà bạn kể lâu hơn.
Không đặt câu hỏi cụ thể
Khi hỏi một đứa trẻ “Hôm nay đi học vui không con?” thì bạn cũng sẽ chỉ nhận được câu trả lời chung chung kiểu “Dạ vui ạ!”.
Vì thế, bạn cần cụ thể hay chi tiết hóa câu hỏi của mình hơn, như: “Chuyện thú vị nhất xảy ra ở lớp hôm nay là gì?” hay “Nay ở lớp có chuyện gì vui không kể mẹ nghe nhé!” thì bạn sẽ được cung cấp thông tin một cách rõ ràng hơn.
Lảng tránh hoặc bỏ qua
Đôi khi trẻ mắc lỗi nhưng bạn bỏ qua. Rồi đến khi trẻ tái phạm thì bạn nổi giận, trách phạt mà không có chút động thái nào giải thích cho bé hiểu để bé khắc phục lỗi lầm của mình.
Tất cả cũng là do bạn quá bận bịu mà không dành thời gian để tâm sự hay chỉ bảo con điều hay lẽ phải. Vì vậy, để giải quyết vấn đề, bạn cần nói chuyện với con bằng thái độ bình tĩnh, từ tốn và chỉ rõ cho bé thấy bé đã sai ở đâu và hướng con đến hành động đúng.
Ca cẩm hoặc giáo huấn quá nhiều
Dù bé có làm sai đến đâu và bạn tức giận đến nhường nào, thì việc ca cẩm về lỗi lầm của trẻ rồi lặp đi lặp lại ngày này qua tháng nọ thật sự không hay chút nào. Chẳng chững chẳng làm bé thay đổi tính nết mà còn khiến con quen với việc phạm lỗi rồi nghe la hơn.
Vậy nên, hãy nói một lần rồi thôi. Nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và có sức răn đe cao.
Đặt tầm mắt quá cao so với trẻ
Bạn thả tầm mắt từ trên cao xuống để nhìn trẻ, nói chuyện với trẻ, đặc biệt là nổi giận với trẻ, sẽ khiến trẻ sợ sệt, bất an.
Vì thế, hãy hạ người xuống để tầm mắt ngang hàng với trẻ, ngay cả khi bạn không hài lòng về hành vi của trẻ. Đây cũng là cách để trẻ dễ dàng tiếp thu lời bạn nói hơn, cũng giúp nội dung mà bạn truyền tải dễ thấm vào đầu con trẻ hơn.
Thảo luận thay vì áp đặt
Trẻ thường không nghe lời hoặc ngầm chống đối nếu bố mẹ sử dụng giọng điệu áp đặt hoặc đe dọa. Vì thế, bạn hãy tỏ ra có thiện chí theo cách “Con hãy nói ra vấn đề của con, chúng ta sẽ cùng nhau tìm cách giải quyết!”
Chỉ trích hoặc dè bỉu
Khi tức giận, bạn có thể dễ buông lời chỉ trích hoặc dè bỉu trẻ, khiến trẻ bị tổn thương lòng tự trọng. Điều đó sẽ khiến bé cảm thấy tự ti và sau này không còn muốn tâm sự với bạn nữa. Do đó, hãy tỏ ra tôn trọng trẻ ngay cả khi bạn cảm thấy chuyện trẻ nói là ngớ ngẩn, là phi logic, là bất hợp lý.
Bài viết nhằm tránh cho quý phụ huynh thực hành sai trong việc giáo dưỡng con cái, giúp nối kết tình cảm gia đình và xây dựng lòng tin trong lòng trẻ về một gia đình đầy yêu thương, đầy tin tưởng. Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ về cho Worldkids theo số hotline để được giải đáp thêm!