NHỮNG CHẤN ĐỘNG TÂM LÝ NÀO XẢY RA Ở TRẺ KHI BA MẸ LY HÔN?

0
464

NHỮNG CHẤN ĐỘNG TÂM LÝ NÀO XẢY RA Ở TRẺ KHI BA MẸ LY HÔN? Đa số các bé đều không vui khi ba mẹ ly hôn. Bé cảm thấy chới với, tự ti, mặc cảm và không thể kiểm soát bản thân. Từ đó, bé trở nên hung hăng hơn.

Vì sao li hôn lại làm bé “sứt mẻ” tâm lý?

Khi ba mẹ li hôn, bé sợ bị bỏ rơi. Thông thường, sau khi li hôn, bé sống với ba hoặc mẹ, không đầy đủ các thành viên trong gia đình, nên sự thiếu hụt tình thương của một trong hai người cũng sẽ làm bé buồn.

Chưa kể, trước khi dần đến ly hôn, ba mẹ sẽ có một khoảng thời gian cự cãi, khiến không khí trong gia đình lúc nào cũng căng thẳng. Nay lại ly tán, tất cả ảnh hưởng không nhỏ đến cảm xúc, sự tự tin của trẻ trong cuộc sống. Nó biểu hiện rõ nhất ở nề nếp sinh hoạt, ngủ, nghỉ, học tập… của bé. Nếu không khắc phục sớm, nó sẽ ảnh hưởng lâu dài đến nhân cách và thành công trong tương lai của con.

Những biểu hiện chứng tỏ bé bị ảnh hưởng tâm lý bởi chuyện ly hôn của ba mẹ

Tính khí hung hăng, thất thường

Trong giáo dục gia đình, người cương người nhu mới có thể uốn nắn được trẻ, nhưng nay chỉ còn một người. Việc này sẽ khiến việc phát triển tâm lý của trẻ bị mất cân bằng. Từ đó, trẻ sẽ trở nên hung hăng, hiếu chiến hơn. Còn không thì trẻ sẽ rụt rè, tự ti trước cuộc sống hơn.

Cảm giác mất mát, bị ruồng bỏ

Dù trẻ chọn sống với ba hay với mẹ thì vẫn không tránh khỏi cảm giác thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc về mặt tinh thần của người còn lại. Tệ hơn là trẻ sẽ cảm thấy bị ruồng bỏ, cảm giác dư thừa, nếu người kia không qua lại quan tâm, chăm sóc, hỏi han bé nhiều hơn.

Ảnh hưởng đến kết quả học tập

Nevaeh Johnson, 5, cries while coloring after her parents left the classroom Monday, Aug. 25, 2014, on her first day of kindergarten at Conklin Elementary School in Rockford. MAX GERSH/RRSTAR.COM

Sau li hôn, trẻ có thể phải chuyển chỗ ở và chuyển trường. Nếu may mắn, trẻ không cần chuyển đi đâu cả, nhưng vẫn sẽ bị những lời trêu chọc vô ý từ bạn bé như: “Đồ không cha” hay “Đồ không mẹ”, khiến trẻ sợ đến trường.

Không những vậy, những môn học mà trước đây trẻ có thể tham khảo ý kiến của ba hoặc mẹ, thì bây giờ không thể tiếp tục được nữa, khiến tình hình học tập đi xuống.

Trong một nghiên cứu về trẻ em trong các gia đình li dị, trung bình 15% trẻ bị ức hiếp ở trường, 13% trẻ bỏ học giữa chừng và có đến 60% trẻ sa sút học tập do không được ba hoặc mẹ dạy kèm.

Như vậy, việc ba mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm trạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu sau ly hôn, trẻ vẫn nhận được sự quan tâm của cả hai, thì trẻ sẽ chỉ mất 2 năm để học làm quen với tất cả rồi mau chóng trở về trạng thái cân bằng. Ngược lại, nếu không nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của cả hai phía, bé sẽ mất thời gian lâu hơn để làm quen với cuộc sống.