Bệnh thấp tim ở trẻ còn gọi là bệnh thấp khớp hay sốt thấp khớp. Theo các chuyên gia, bệnh thấp tim là bệnh lý viêm tự nhiễm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu không được điều trị đúng cách. Ngoài ra, bệnh còn là biến chứng của các bệnh như: viêm họng, amidan, ho gà, đau sưng vòm họng, …

Đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim thường xảy ra với các bé ở độ tuổi từ 4 đến 15 tuổi, đa phần bệnh chuyển nặng do bé thường xuyên mắc những bệnh về viêm họng. Một số trường hợp bệnh xuất hiện là do yếu tố di truyền từ gia đình.

(Hình minh họa. Nguồn: internet)

Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp tim ở bé mà ba mẹ có thể nhận biết

Dấu hiệu cơ bản cũng như dễ thấy nhất ở bệnh đó là thấp khớp, ba mẹ có thể nhận biết triệu chứng đầu tiên của bệnh chỉ cần chú ý đến các khớp gối của con. Nếu bạn thường xuyên nghe con than về khớp gối đau nhức, sưng đỏ hay nóng ran bên trong thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh thấp tim.

Ngoài ra bạn có thể kiểm tra phía dưới da xung quang các khớp xương có xuất hiện nốt sần hay không. Vì nếu bé nhà bạn bị bệnh thấp tim, thì đa phần trên cơ thể đều nổi những nốt sần nhỏ, không đau và chúng thường xuyên di chuyển xung quanh các khớp xương. Bên cạnh đó, nếu bé có thêm những biểu hiện như khó thở, tim đập nhanh hoặc chậm không theo đúng nhịp thở thông thường, ngực trái hay nhói đau. Các triệu chứng ban đầu của bệnh có thể sẽ giống như những bệnh lý thông thường khác, nhưng với các dấu hiệu về rối loạn nhịp tim như trên thì không phải bệnh nào cũng có. Do đó ba mẹ đừng nên xem thường những triệu chứng đó mà hãy đưa bé đến cơ quan y tế, bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời.

Các biện pháp điều trị bệnh

Bệnh thấp tim ở trẻ em trong giai đoạn đầu theo dõi bé sẽ dùng thuốc kháng sinh và giảm đau, sau thời gian quan sát các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa các loại thuốc phòng ngừa, nhằm đảm bảo tình trạng nhiễm trùng liên cầu khuẩn không phát tán và tổn thương van tim. Khi con phát bệnh ba mẹ nên khuyến khích con nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh như chơi giỡn quá sức, chạy nhảy nhiều vì những hoạt động này sẽ khiến bé khó thở và rối loạn nhịp tim. Trường hợp bé phát bệnh nặng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến van tim hoặc bị căng tim do máu rỉ ra. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định bé tiến hành phẫu thuật để thay thế van tim.

Những lưu ý khi chăm sóc bé mắc bệnh thấp tim

Ngoài những nguyên tắc là cho bé uống thuốc đúng giờ và gặp bác sĩ để kiểm tra định kỳ thì việc chăm sóc bé tại nhà đúng cách cũng là điều vô cùng cần thiết mà ba mẹ nên lưu ý để con mau chóng hồi phục.

Cho bé nghỉ ngơi

Khi bé mắc bệnh thấp tim đa số đều có biến chứng đi kèm như: khó thở và rối loạn nhịp tim. Do đó, bạn nên cho bé thư giãn và tránh cho bé hoạt động mạnh, chơi giỡn quá mức. Các bé mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc thở hơn các bé khác, chính vì vậy khi cho bé nghỉ ngơi ba mẹ nên lưu ý về không gian ngủ như là hạn chế chắn nhiều gối, thú bông và treo khăn mùng xung quanh giường ngủ của bé vì nó sẽ làm bé khó lấy oxy để hít thở.

Lưu ý trong ăn uống

Bệnh nào cũng vậy, nếu muốn khỏi bệnh hoàn toàn trước hết chúng ta phải biết kết hợp đúng cách chế độ ăn uống lành mạnh cho bé. Nhằm giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng trong giai đoạn điều trị bệnh tốt nhất, bạn nên cho bé ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như: súp, cháo, cơm nấu mềm các loại bún phở có nước dùng trong, vị thanh để bé dễ ăn và hấp thụ tốt hơn. Ngoài ra, để cung cấp các loại khoáng chất, vitamin, chất xơ cho bé bạn nên bổ sung vào bữa phụ các loại trái cây giải nhiệt, sinh tố rau quả để bé có một hệ miễn dịch tốt nhất từ bênh trong.

Trong trường hợp bé lớn tuổi hơn đã được bác sĩ kê toa thuốc lợi tiểu thì phải thường xuyên khuyến khích con uống nhiều nước và các loại nước ép, rau củ giàu Kali để bù lại lượng Kali thất thoát sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân

Song song với việc uống thuốc đầy đủ, ăn ngủ đúng cách thì vệ sinh cá nhân cũng là khâu quan trọng trong quá trình hồi phục của bé. Vệ sinh răng miệng là cách đơn giản để virus bên trong khoang miệng và vòng họng bị tiêu diệt, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước ấm hòa một ít muối tinh sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

Mặc dù bạn đã hạn chế cho bé chơi đùa nhưng bé vẫn không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với những vật bẩn hoặc đồ dùng công cộng, vậy nên vệ sinh tay chân cho bé bằng nước rửa tay có cồn hoặc nước rửa tay diệt khuẩn sẽ là cách loại bỏ vi khuẩn đơn giản và khá hiệu quả tại nhà.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim

Vệ sinh cơ thể nhất là vùng miệng và tai.

Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất đề kháng và khoáng chất.

Luôn giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ của bé vào mùa mưa và mùa lạnh, cúm.

Theo dõi và tiêm phòng đầy đủ cho bé.

Nếu bạn phát hiện bé bị viêm họng, viêm amidan, vòm họng tấy đỏ, … hãy đưa bé bến cơ quan y tế hoặc bệnh viên để kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời Có thể nói quá trình phòng bệnh, chữa bệnh và hồi phục của bé đa phần sẽ phụ vào ba mẹ. Bạn hãy thường xuyên quan sát và cho con kiểm tra sức khỏe định kỳ để dễ dàng tìm ra bệnh và việc điều trị cũng sẽ không gặp nhiều áp lực. Ngược lại, nếu bạn chủ quan và xem nhẹ những triệu chứng ban đầu của con khi phát bệnh nặng, khi đó quá trình điều trị sẽ bị kéo dài và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy ba mẹ hãy luôn quan tâm và theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của các con nhé.