5 TIP bảo vệ trẻ khỏi bị chấn thương khi chơi thể thao, Chơi thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ em nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, điển hình nhất là chấn thương cơ thể. Vậy làm thế nào để trẻ nhà bạn được tự do hoạt động thể chất mà vẫn đảm bảo an toàn cho cơ thể?

1/ Chờ đến tuổi

Các chuyên gia khuyến cáo trẻ nhỏ không nên chơi thể thao quá sớm do ở độ tuổi này, các nhóm cơ xương khớp chưa thực sự cứng cáp, sẽ chịu áp lực lặp đi lặp lại thường xuyên. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều của các nhóm cơ.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên quý phụ huynh nên đợi đến khi trẻ bước vào tuổi dậy thì mời cho bé tập trung vào một môn thể thao nhất định. Còn nếu bé quá yêu thích môn thể thao hiện tại, hãy cho bé dừng chơi khoảng 3 tháng/năm để tránh bị tổn thương.

2/ Chọn huấn luyện viên phù hợp

Dù rằng huần luyện viên giỏi sẽ mang đến những bài tập hay với những động tác đẹp mắt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bé bị đặt nặng thành tích bởi người huấn luyện viên này thì rất dễ luyện tập quá sức, dẫn đến chấn thương. Vậy nên, bạn cần thỏa thuận với huấn luyện viên về cường độ luyện tập cho con bạn để tránh xảy ra tình trạng tập luyện quá sức.

3/ Nghỉ ngơi và ăn uống khoa học

Các cơ quan trong cơ thể đều cần có thời gian nghỉ ngơi, nhất là khi chúng ở vào giai đoạn đang phát triển. Vì vậy, bạn hãy cho bé ngủ đủ 8h/ngày, ăn đủ chất và bổ sung nước đầy đủ. Vì nếu không như vậy sẽ làm cho bé có nnguy cơ chấn thương cao hơn 1,7 lần, vì bé không có sức để luyện tập và sức khỏe cơ bắp bị giảm đến 20%.

4/ Khởi động đúng kỹ thuật

Chất thương ACL là vấn đề khá phổ biến ở các vận động viên nhí. Và trẻ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn so với người lớn, chưa kể là phải đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp sau này. Vì vậy, phụ huynh hãy đảm bảo cho bé làm nóng cơ thể từ 10 – 15 phút trước khi luyện tập nhé!

Lưu ý: Việc chơi thể thao không chỉ là luyện tập thể lực, duy trì sức khỏe mà còn là liều thuốc tinh thần hữu hiệu cho bé, giúp bé giải trí và vui vẻ hơn mỗi ngày. Vì vậy, nếu bé nói rằng “Con không muốn tập” thì mẹ hãy tìm hiểu ngay nhé. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang cảm thấy áp lực, mệt mỏi hoặc đau đớn ở đâu đó. 

Như vậy, bài viết vừa hé mở cho bạn biết một số kiến thức căn bản về việc bảo vệ trẻ em khỏi những chấn thương khi chơi thể thao. 5 TIP trên nhằm giúp cho các quý phụ huynh tạo dựng được thời gian vui chơi lành mạnh cho trẻ ngay khi còn nhỏ, giúp bé phát huy hết khả năng và niềm đam mê thể thao của mình. Nào! Còn chờ gì nữa, hãy mau chóng liên hệ cho Worldkids để được tư vấn về những bài giảng thể lực chuyên dụng cho các bé mầm non ngay tại trường nhé!