6 kỹ năng phòng chống xâm hại mà trẻ cần biếtXâm hại trẻ em hay còn gọi là ấu dâm, đang trở thành tệ nạn xã hội đáng lên án nhất hiện nay, bởi có không ít các vụ việc gây chấn động báo chí trong thời gian vừa qua gây hoang mang cho nhiều người, nhiều gia đình và nhất là các bé chưa trưởng thành. Do đó, ba mẹ cần nâng cao cảnh giác trước các tội phạm bằng cách trang bị cho trẻ 6 kỹ năng phòng chống xâm hại cực chuẩn ngay dưới đây.

Vì sao cần trang bị 6 kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em?

Có 4 hình thức xâm hại trẻ em gồm: thể chất, tình dục, tinh thần và xao nhãng. Gây tổn thương lâu dài cho thể xác và tâm lý của trẻ nhỏ. Đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến hạnh phúc gia đình và chuẩn mực đạo đức của xã hội. 

Đặc biệt, xâm hại trẻ em là vấn đề toàn cầu, có thể xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì thế, cha mẹ cần nâng cao cảnh giác và khả năng xử lý tình huống của mình nhằm ngăn chặn những điều tồi tệ sẽ xảy đến với các thiên thần nhỏ của mình. 6 kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em dưới đây chính là một ví dụ.

6 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà trẻ cần được biết

Có quá nhiều bài học mà cha mẹ muốn truyền đạt đến con nhằm giúp bé phát triển đầy đủ về nhận thức, tư duy và hành động… Nhưng cha mẹ lại lơ là, thậm chí là quên đi việc huấn luyện trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại cần thiết như:

Ranh giới tiếp xúc cơ thể

Cha mẹ cần dạy cho trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể với người lạ mặt, người khác giới, thậm chí là người thân quen. Đặc biệt, không đi theo ai vào nơi vắng vẻ, tối tăm, không cho ai chạm vào vùng kín của mình hay vùng kín của người khác. 

Nhiều người thường bỏ quên trường hợp sau mà không ngờ rằng đây mới chính là điều đáng lưu ý nhất. Bởi kẻ xấu sẽ lợi dụng sự chủ quan của những người lớn và sự ngây thơ của con trẻ mà giở trò đồi bại với trẻ.

Khuyến khích trẻ tâm sự về hoạt động hằng ngày của mình

Hãy nói chuyện với bé nhiều hơn và khuyến khích con tâm sự về hoạt động hàng ngày. Từ đó, bạn sẽ nhận ra hành vi đáng ngờ của người nào đó thông qua lời kể của bé, trách nhiệm của bạn lúc này chính là phải ngăn chặn nhanh chóng hành vi đó càng sớm càng tốt, trước khi để mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể

Từ 3 tuổi trở đi, bé đã biết xấu hổ khi trần truồng trước mặt người khác hay được người lớn tắm cho mình. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa ý thức được hết tầm quan trọng của những bộ phận trên cơ thể, nhất là vùng kín – Một khu vực nhạy cảm không được cho ai nhìn hay sờ vào. Do vậy, không cần giải thích quá kỹ lưỡng nhưng cha mẹ vẫn phải phân tích cho con hiểu cách bảo vệ bản thân, bảo vệ vùng kín của mình khi đến bất cứ đâu, gặp bất cứ ai.

Kỹ năng đối mặt với tình huống nguy hiểm

Trẻ nhỏ thường ngại ngùng khi phải từ chối người khác, vì sợ bị ghét, bị giận, bị cô lập và nhất là dễ hoảng sợ khi bị dọa nạt. Vì vậy, cha mẹ, thầy cô và nhà trường cần trang bị cho bé những kỹ năng phòng chống xâm hại cần thiết bằng các bài học xử lý tình huống khác nhau. Như hỏi xem bé làm thế nào khi gặp phải vấn đề khó xử a b c…, nếu bé không biết hãy hướng dẫn trẻ cách giải quyết tốt nhất. 

Song song đó, trường mầm non noi bé đang theo học cũng nên tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm hay huấn luyện trẻ cách giải quyết những tình huống khó. Bé có thể đặt câu hỏi với các chuyên gia và các giáo viên để được hướng dẫn cách thoát khỏi những tình huống nguy hiểm.

Học cách nói ra sự thật cho người thân khi bị xâm hại

Trẻ em biết rõ người xâm hại mình là ai nhưng lại không nói ra vì rất nhiều lý do. Vì thế, bạn cần tạo sự tin tưởng bằng cách hứa với bé sẽ không trừng phạt vì những điều bé tiết lộ. Trong trường hợp bé bị kẻ xấu buộc phải im lặng thì hãy tạo ra ám hiệu riêng giữa bạn và bé, giúp bé cảm thấy an tâm hơn khi tiết lộ bí mật, dù cho đối tượng là người thân hay người quen của ba mẹ.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến biểu hiện của con, ví dụ như đột nhiên hoảng sợ khi ai đó đến gần hay chạm nhẹ vào người, không thích tiếp xúc với người mà trước đây bé rất quý mến… Việc này sẽ giúp bạn phát hiện ra kẻ quấy rối đang đe dọa đến sự an toàn của trẻ và có biện pháp kịp thời ngăn chặn.

Mọi trẻ em đều có quyền được sống, học tập và vui chơi trong bầu không khí an lành. Do đó, phụ huynh và nhà trường cần giáo dục cho trẻ những kỹ năng phòng chống xâm hại cần thiết và có trách nhiệm bảo vệ trẻ khỏi những vấn nạn này. Hy vọng bài viết trên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu dạy con của các bậc cha mẹ, giúp bạn an tâm hơn trong những lúc bé không ở gần bên mình.