2 giai đoạn vàng phát triển chiều cao cho trẻ, Trẻ em có 2 giai đoạn phát triển chiều cao vượt trội đó là 12 tháng đầu đời và tuổi dậy thì. Do đó, nếu phụ huynh biết kích thích phát triển chiều cao cho trẻ trong 2 giai đoạn này bằng dinh dưỡng và tập luyện thì kết quả mang lại sẽ làm bạn bất ngờ đấy!
Giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi
Theo tổ chức y tế thế giới – WHO, 12 tháng đầu đời là thời điểm vàng để bé phát triển chiều cao, nó quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai. Trung bình, trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo (Nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ sữa mẹ hay sữa công thức).

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Cũng theo các chuyên gia, nếu trong 2 năm đầu đời, trẻ thiếu thốn chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở tuổi vị thành niên. Đồng nghĩa với việc trí não cũng sẽ phát triển kém hơn so với các bé khác.
Còn nữa, dưới 2 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp dinh dưỡng của trẻ (từ ăn dặm sang ăn cơm…), đồng thời đây là giai đoạn trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, đường ruột, như: viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Vì thế, giai đoạn này trẻ cần được chăm sóc chu đáo và cẩn thận hơn.
Sau 2 tuổi, tốc độ phát triển chiều cao không quá nhanh (khoảng 6,2%/năm), mật độ xương cũng chỉ tăng khoảng 1%/năm (cả trai và gái). Dù vậy, phụ huynh cũng cần cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ cho trẻ trong giai đoạn này, để xương của trẻ thêm chắc khỏe, tạo tiền đề cho tuổi dậy thì phát triển vượt trội.
Giai đoạn tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì theo quy định là từ 12 – 18 tuổi, đây là thời điểm phát triển vượt bậc về cơ bắp, khung xương và chức năng sinh dục.
- Giai đoạn 10 tuổi, mỗi năm bé tăng 10cm chiều cao, thậm chí là 15cm vào năm 12 – 14 tuổi.
- Con số trên sẽ giảm dần khi qua tuổi 18. Khối lượng xương và mật độ chất khoáng của xương tăng lên 4%/năm từ khi trẻ 8 tuổi, đến khi qua giai đoạn tuổi vị thành niên.
Đó là lý do ba mẹ nên bồi dưỡng thực phẩm có chứa protein, sắt, canxi, vitamin A, D, i-ot và kẽm cho trẻ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, trong nhiều năm tiếp theo, nếu cơ thể có được nguồn dinh dưỡng lý tưởng, tích cực rèn luyện thể lực, sống trong môi trường lành mạnh, thì chiều cao của con người vẫn tiếp tục phát triển ít nhất đến năm 25 tuổi (nữ) và 28 tuổi (nam).
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến quý phụ huynh những giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ, cùng những yếu tố quan trọng tác động. Bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức và biện pháp hữu hiệu, can thiệp kịp thời, nhằm giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu!