Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non mà bố mẹ nên biết. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non sẽ giúp bạn dễ dàng sinh sống hòa hợp với trẻ, đồng thời tạo thuận lợi trong việc nuôi dạy bé nên người. Vì thế, nếu bạn muốn tìm hiểu chủ đề này, xin mời xem chi tiết trong bài viết dưới đây!
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non mà cha mẹ không thể bỏ qua
– Nói chuyện lưu loát, rõ ràng: Bạn cần tìm cho bé một ngôi trường mầm non dạy cách phát triển kỹ năng nói và diễn đạt ý nghĩ một cách rõ ràng lưu loát. Trong môi trường đó, từ thầy cô cho đến bạn bè của bé đều phải thể hiện được kỹ năng này, từ đó mới có sức ảnh hưởng tích cực lên bé nhà bạn.
Kết quả mang lại sẽ khiến cả bạn và bé đều vui. Trẻ giao tiếp hiệu quả hơn, tự tin hơn khi nói chuyện với bất cứ ai. Từ đó, bé trở nên hòa đồng hơn, trở thành một phần của cộng đồng trong lớp, trong trường.

Trường hợp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, nên gặp khó khăn trong việc biểu đạt ý nghĩ hay phát âm, thì cô giáo nên hướng dẫn tận tình. Không nên đặt cho bé câu hỏi giống những đứa trẻ bình thường khác, đồng thời phụ huynh cũng cần giữ thái độ bình tĩnh, không lo lắng hoảng sợ.
Theo hiệp hội Ngôn ngữ – Nghe – Nói Hoa Kỳ, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non khá phổ biến nên bạn cần trao đổi với chuyên gia trị liệu ngôn ngữ để tìm ra cách khắc phục khiếm khuyết nhỏ này giúp trẻ.
– Khả năng hiểu câu hỏi: Để không hiểu sai vấn đề và trả lời lệch hướng, bé cần học cách thấu hiểu câu hỏi để trả lời cho đúng. Đây được xem cốt lõi trong quá trình giảng dạy và thúc đẩy khả năng sáng tạo cho trẻ.
Bắt đầu, bạn nên dạy trẻ cách hỏi và cách trả lời khi trẻ được 2 – 4 tuổi, bằng những câu hỏi gây tò mò cho trẻ về thế giới xung quanh. Song song đó, trẻ cũng cần được dạy về cách trả lời câu hỏi sau khi hiểu những cụm từ nghi vấn như: ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Làm thế nào?…
– Khả năng nhận biết số và chữ: Dù trẻ không thành thạo bảng chữ cái nhưng khi vào mẫu giáo, đa số đều thuộc được gần hết và có thể ghép vần… (có thể nhầm lẫn trong thời gian đầu)
Để giúp trẻ nhận biết được chữ và số, bạn hãy biến việc học thành trò chơi và yêu cầu trẻ chỉ ra những chữ cụ thể. Đồng thời, hỏi bé chỉ cho bạn xem chữ số trên đồng hồ hay bảng điểm…
Bài viết đã mang đến những kiến thức quý báu giúp bạn xác định được một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, từ đó biết cách bồi đắp thêm cho trẻ để trẻ phát triển tốt trong môi trường này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ về cho Worldkids để được tư vấn thêm!